Thay đổi của trẻ khi kết thúc wonder week 64

Giờ đây, khi trẻ chập chững bước vào thế giới của các nguyên tắc, thì con đã hoàn thành được một số chương trình theo cách linh hoạt, tự nhiên hơn rồi. 

Kết thúc wonder week tuần 64, bạn có thể hiểu được điều con đang làm và muốn. Các nguyên tắc sẽ ảnh hưởng tới quá trình suy nghĩ của trẻ. Con không còn “đuổi theo" chương trình nữa, mà có thể tạo ra hoặc thay đổi, điều chỉnh bản thân cho phù hợp.

Cùng xem những thay đổi của trẻ khi kết thúc tuần khủng hoảng 64 nhé!

1. Trẻ bắt đầu suy nghĩ về các chương trình

Sau bước nhảy vọt thứ 9, con bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ mọi thứ. Thay đổi của trẻ khi kết thúc wonder week 64 sẽ khác hoàn toàn so với trước đây.

Cũng như khi thực hiện các chương trình, con sẽ cân nhắc mỗi cử động và quyết định sẽ làm theo cách này hay cách khác. 

Trong thế giới của các nguyên tắc tại mental leap 9 này, con cũng bắt đầu nghĩ về việc suy nghĩ. 

Trẻ sẽ bận rộn hơn. Và trẻ cảm nhận được điều đó.

"Con cảm nhận và tìm đường bằng đầu. Theo đúng nghĩa đen của từ này. Con dùng trán để chạm vào một số thứ: mặt đất, chân bàn, quyển sách, đĩa thức än, v.v. Có những lúc tôi còn nghĩ con muốn bảo tôi thử cụng đầu vào những thứ đó. Lại có lúc tưởng như là điểm khởi đầu của một cách nghĩ mới, cứ như thể con cho rằng con có thể hiểu được cả thế giới này vậy".

Mẹ của bé Luke, 67 tuần tuổi, hay 15 tháng một tuần

Trong thế giới của các nguyên tắc, bé sẽ suy nghĩ trước, cân nhắc hệ quả các hành động của mình, lập kế hoạch và đánh giá chúng. Đây sẽ là những thay đổi của bé sau mental leap 9 mạnh mẽ nhất.

Trẻ sẽ đưa ra được một số chiến lược như: 

  • Liệu mình có nên nhờ bố hoặc bà lấy kẹo cho không?
  • Làm thế nào để có thế trì hoãn được chuyện đó đây?

Thông thường, trẻ không giỏi trong việc nghĩ ra những kế hoạch, và những kế hoạch của trẻ cũng không phức tạp như của người lớn. 

Trên thực tế, người lớn đều học được các nguyên tắc bằng cách thực hiện các chương trình và xử lý hàng nghìn tình huống khác nhau. 

2. Lựa chọn và chọn lựa

Bé vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa của rất nhiều điều mới mẻ. Nó bắt đầu rối rắm tới mức từ sáng cho tới đêm, trẻ cứ phải đưa ra các lựa chọn. 

Đúng là trẻ nhận thấy đó là việc không thể tránh khỏi: Phải chọn, chọn và chọn. Có lẽ bạn cũng đã có lúc nhìn thấy con chần chừ, do dự với việc cần phải thực hiện. Suy nghĩ là việc chiếm hết cả thời gian trong ngày của trẻ.

"Giờ con nhận thấy mình phải đưa ra đủ loại quyết định trong suốt cả ngày. Con lựa chọn rất nghiêm túc và thận trọng. Con do dự, chần chừ mãi, không biết có nên bật tivi hay không. Có nên ném cái gì đó ra ban công hay không. Có nên ngủ trên giường to hay chỉ nên ngủ ở giường nhỏ. Đại loại thế".

Mẹ của Luke, 67 tuần tuổi, hay 15 tháng một tuần

Trẻ không chỉ phải lựa chọn điều mà con sẽ thực hiện, mà trong quá trình thực hiện, con vẫn phải tiếp tục đưa ra các lựa chọn: 

  • Có nên phá hỏng tòa nhà này không nhỉ, để thế hay là xây tiếp?

Và nếu chọn cái sau, con sẽ lại phải lựa chọn cách thực hiện: 

  • Nên xếp tiếp một tầng, hay nên đặt lên đó một con búp bê nhỏ?

Với mọi thứ mà con làm, con đều phải lựa chọn: 

  • Mình nên xử lý nó cẩn thận, nhẹ nhàng, nhanh chóng, điên cuồng hay nguy hiểm nhi?

Và nếu con thực sự hiểu là có những việc không được phép làm, con sẽ phải chọn có nên tuân theo không, hoặc là có nên chờ cho tới khi được phép làm không. 

Con dự tính, lựa chọn, kiểm nghiệm và làm cho các bà mẹ đau đầu

Với tất cả những lựa chọn này, trẻ bắt đầu nhận ra rằng chúng cũng có thể tự xoay xở, giống như mẹ, bố và những người khác. 

Trẻ cũng trở nên ích kỷ hơn, không còn sẵn sàng chia sẻ đồ chơi nữa, đặc biệt là với các bé khác. 

Ý kiến của con luôn đúng. 

Lúc trước con vừa quyết định đặt một chiếc cốc đầy nước lên mặt bàn một cách cẩn thận, lúc sau con đã quyết định hất văng chiếc cốc, khiến nước bắn tung tóe. 

Bằng cách sử dụng kho vũ khí của minh và bằng cách nghiên cứu phản ứng của bạn cũng như của những người khác, con khám phá ra được rất nhiều chiến lược khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau. 

Chính vì thế, con khám phá được khi nào bạn thân thiện nhất, tốt bụng nhất, hiếu chiến nhất, kiên quyết nhất, cần thận nhất và lịch sự nhất. 

Và thế vẫn chưa phải tất cả.

Đôi khi trẻ còn có thể nghĩ ra một số chiến lược, nhưng chủ yếu là bắt chước: 

  • Ồ, bạn ấy đánh mę, mình có nên thử không nhỉ?

Con đang lang thang trong thế giới của các nguyên tắc, và thực sự cần có ba, mẹ và những người khác trong quá trình học hỏi.

3. Sự khác biệt đối với nguyên tắc của người lớn

Người lớn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thế giới của các nguyên tắc. Bằng cách thử và sai, chúng ta đã trở nên thuần thục hơn trong thế giới này. 

Chẳng hạn, chúng ta biết công bằng, tốt bụng, nhân văn, cẩn trọng, hợp tác, hữu ích, khéo léo, điều độ, tiết kiệm, quan tâm, mạnh mẽ, quyết đoán và kiên nhẫn có nghĩa gì đối với chúng ta. 

Tuy nhiên, chúng ta thực hiện các nguyên tắc của mình theo tính cách, gia đình, văn hóa nơi ta sinh ra và trưởng thành. Chẳng hạn, chúng ta biết bắt tay khi làm quen là lịch sự theo văn hóa của chúng ta. Nhưng ở Anh, người ta không bắt tay. Ở đó, chỉ cần gật đầu và chào hỏi là đủ rồi. 

Nhìn chung, bạn có thể nói là khi theo đuổi một mục tiêu cụ thể, nguyên tắc chính là chiến lược thông dụng có thể sử dụng, mà không cần phải đi lần lượt các bước cụ thể. 

Các ví dụ nêu trên chủ yếu là các nguyên tắc thuộc về đạo đức, có liên quan tới tiêu chuẩn và giá trị. 

Nhưng vẫn còn có những loại nguyên tắc liên quan tới cách thức chúng ta làm việc. 

Ví dụ như:

  • Có những chiến lược mà bạn có thể áp dụng khi chơi các trò chơi như cờ tướng, cờ vua. 
  • Khi lập kế hoạch cho kỳ nghỉ cuối tuần, bạn sẽ phải sắp xếp đủ thời gian để ngủ. 
  • Khi viết thư, bạn cần phải xác định đối tượng nhận là ai.
  • Các quy luật tự nhiên dự báo sự phát triển của vật/việc.
  • Các phương trình hóa học cho biết các chất phức tạp được hình thành như thế nào từ các nguyên tố đơn giản, 
  • Bộ môn địa chất học miêu tả các chuyển động của vỏ trái đất. 

Tất cả những điều đó đều thuộc về thế giới của các nguyên tắc.

Còn lâu trẻ mới sẵn sàng cho việc ứng dụng những nguyên tắc “người lớn" như vậy.

Nhưng theo cách của riêng mình, trẻ đã bắt đầu tìm hiểu thế giới của các nguyên tắc. Trẻ đã bắt đầu nghĩ ra các chiến lược để có thể thức khuya hơn! Và một số trẻ thậm chí còn dành cả ngày để chơi ô tô đồ chơi, xem chúng lao dốc. Khi kết thúc wonder week tuần 64, trẻ sẽ bắt đầu suy nghĩ và đặt ra những nguyên tắc đơn giản cho bản thân.

Có những điểm khác biệt hoàn toàn trong cách thức phân loại nguyên tắc của người lớn và trẻ nhỏ. 

4. Trẻ chưa quen với nhiều điều kiện khi kết thúc wonder week 64

Người lớn có thể sẵn sàng đối mặt với những điều kiện thường xuyên thay đổi. Do đó, không phải lúc nào chúng ta cũng kiên nhẫn, hoặc quan tâm, hay tôn trọng mọi người như nhau. 

Chẳng hạn, có lúc chúng ta thấy không cần phải cởi mở với người nào đó, nhưng có lúc chúng ta lại thấy cần phải quan tâm tới tình huống hoặc độ tuổi của người nào đó. 

Giả dụ, cả vợ/chồng và con bạn cùng đưa cho bạn một bức tranh vẽ hình con vượn, và nhìn bạn với ánh mắt đầy hi vọng. 

Bạn chắc chắn sẽ thành thực với bạn đời của mình hơn. Nhưng bạn có thể khen ngợi nhóc tì của bạn vì nỗ lực của bé. 

Ngay cả khi bạn chẳng thể biết con vẽ gì, bạn cũng nói đó là con vượn dễ thương nhất mà bạn từng nhìn thấy. 

Và như một cách thể hiện sự trân trọng của mình, bạn còn gắn bức tranh hình con vượn đó lên cánh cửa tủ lạnh. Sẽ chẳng được lợi gì nếu bạn chê bai con. Thậm chí ngược lại, bạn còn có thể tiêu diệt sở thích hội họa của con mãi mãi.

Ở tầm tuổi này, trẻ vẫn chưa được chuẩn bị tâm lý cho tất cả các điều kiện khác nhau. 

Thế giới của bé ở bước nhảy 9 vẫn chưa có đủ nhận thức, vẫn còn phụ thuộc vào những chiến lược mà con đã học được ban đầu. Lý do là vì con chỉ vừa mới học được những nguyên tắc đầu tiên, và mới chỉ có thể áp dụng chúng theo những cách cố định mà thôi. 

Chỉ sau khi con thực hiện mental leap 10, bạn mới nhận thấy con bắt đầu thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. 

  • Con cũng có thể điều chỉnh các chiến lược của mình cho phù hợp. 
  • Có thể hiểu được là mình có thể lựa chọn điều mình muốn thành thật, thân thiện, cẩn thận, kiên nhẫn, công bằng, hay tiết kiệm. 
  • Cũng có thể không chọn bất cứ hoặc tất cả những điều đó. 
  • Con cũng bắt đầu hiểu rằng con có thể quan tâm tới ông, hoặc không cần phải quan tâm tới ông... 
  • Con có thể lịch sự với người hàng xóm, hay hợp tác với mẹ, hoặc không..

5. Bước nhảy vọt thứ 9 thay đổi gì ở não bộ

Từ một nghiên cứu của Mỹ được thực hiện trên 408 cặp sinh đôi, người tà kết luận rằng khoảng 14 tháng tuổi, sự phát triển trí tuệ có liên quan tới cả các kỹ năng không lời và khả năng nhận biết lời nói của trẻ, chịu ảnh hưởng của tính di truyền. Đây sẽ là những thay đổi của bé sau mental leap 9 vô cùng quan trọng.

6. Sự lựa chọn của con về nguyên tắc

Tất cả các em bé đều có khả năng hiểu và thực hành các nguyên tắc. Nhưng khi bước những bước đầu tiên vào thế giới của các nguyên tắc, chúng cần cả năm để tự mình làm quen hoàn toàn với một loạt các kỹ năng mới ở mental leap 9.

Chẳng hạn, ở tầm tuổi này, trẻ có thể chọn để ý tới mẹ hoặc cố gắng làm theo ý của mình bằng cách khóc lóc, mè nheo hoặc bướng bỉnh. 

Trẻ sẽ tự mình lựa chọn chiến lược phù hợp với tài năng, khả năng vận động, sở thích và hoàn cảnh cụ thể của bản thân để đạt được mục tiêu của mình. 

Những lựa chọn đầu tiên của trẻ sẽ trở nên rõ ràng trong khoảng tuần thứ 64 hay khi trẻ được 15 tháng tuổi. Đừng so sánh con bạn với con người khác.

7. Một số hành vi có thể có sau bước nhảy vọt thứ 9

Thể hiện ý định riêng

  • Cẩn thận lựa chọn
  • Chủ động
  • Muốn được đoán khi người khác làm gì đó
  • Cảm thầy cần được chấp nhận, sở hữu nhiều hơn
  • Thể hiện tính sở hữu với đồ chơi

Quan sát và bắt chước

  • Quan sát người lớn là một trong những thay đổi của bé sau mental leap 9
  • Quan sát trẻ khác
  • Bắt chước dễ thương
  • Bắt chước những hành vi hiếu chiến
  • Bắt chước những hành động vận động thái quả như nhào lộn hoặc leo trèo
  • Bắt chước những kỹ năng vận động tinh tế, như cầm bút chì
  • Bắt chước những hành động "kỳ quái", như đi khập khiễng
  • Bắt chước những gì trẻ nhìn thấy trên tivi hoặc trong sách

Trở nên tháo vát khi kết thúc tuần khủng hoảng 64

  • Thử nghiệm các kỹ năng vận động
  • Giấu và tìm lại vật 
  • Thử nghiệm bò vào trong hoặc ra đằng sau thứ gì và bò trở ra 
  • Lôi kéo vật gì một cách cẩn thận 
  • Thứ nghiệm lựa chọn: Mình nên chọn cái gì?
  • Thử nghiệm ý nghĩa của "có" và "không"
  • Lừa mẹ; hành động như thế không nghe lời 
  • Thử nghiệm với những đoạn xuống dốc và lên dốc; cảm nhân bằng ngón tay và nghiên cứu những đoạn lên xuống đó, hoặc chạy ô tô đồ chơi ở những đoạn lên xuống đó

Áp dụng các chiến lược và thủ thuật

Đây sẽ là các kỹ năng mới ở mental leap 9 giúp bé nhận biết được nhiều điều mới lạ, khám phá ra được nhiều thứ hay ho.

  • Hay giúp đỡ (hơn) hoặc cố gắng để có thể giúp đỡ được
  • Vâng lời (hơn) hoặc cố gắng hết sức để vâng lời
  • Chấp nhận rằng mình vẫn còn nhỏ, vẫn cần được giúp đỡ và do đó cần phải vâng lời. 
  • Hiểu được, chẳng hạn như, đường là chỗ nguy hiểm, vì thế cần phải nắm tay người lớn khi ra đường
  • Đùa nghịch để lấy được thứ gì đó hoặc để người khác làm việc gì đó
  • (Thường) dễ thương (hơn) để được làm theo ý minh 
  • Cố gắng để được làm theo ý minh bằng cách thể hiện bản thân.
  • Hay thể hiện cảm xúc khi bướng bỉnh
  • Làm điều mà trẻ thấy thích, theo cách riêng của minh 
  • Lợi dụng người khác để làm được việc gì mà nếu một mình trẻ không thể tự làm được hoặc không được mẹ cho làm (Bố sẽ cho mình ăn bánh!)

Ngoài ra còn một số hành vi khác bà bạn có thể nhận thấy được sau khi kết thúc tuần khủng hoảng 64. Nếu có hãy chia sẻ cho các bố mẹ khác dưới phần bình luận nhé!

8. Kết thúc bước nhảy vọt 9

Vào khoảng 68 tuần hay khoảng 16 tháng, hầu hết trẻ đều ít phiền toái hơn so với trước. Trông trẻ lớn hơn hẳn, thông minh hơn và sống hòa hợp với chúng ta hơn. Đôi khi bạn còn quên mất chúng vẫn là trẻ con.

"Với con, giờ mọi việc, từ ăn tới tắm rửa, đều dễ dàng hơn. Con gần như đã giống tất cả chúng tôi. Tôi gần như quên mất con vẫn còn là một em bé".

Mẹ của bé Eve, 67 tuần tuổi, hay 15 tháng một tuần

Đây sẽ là một số thay đổi của trẻ khi kết thúc wonder week tuần 64. Mong rằng với những chia sẻ của Hoby, bạn sẽ hiểu bé hơn và tạo điều kiện tốt nhất để bé phát triển.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết tại Hoby. Hãy liên hệ lại với chúng mình nhé


Tác giả:
https://ift.tt/eA8V8J
https://ift.tt/2YvRLAQ
#hoby #cuahangmebe #domebe

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Liên hệ với Hoby qua các mạng xã hội sau

Các kỹ năng mới ở mental leap 7 – Kết thúc tuần khủng hoảng 46

Cách chọn các loại núm ty Avent phù hợp theo độ tuổi cho bé