Hướng dẫn dùng bình sữa Philips Avent đúng cách

Hiện nay, bình sữa Philips Avent được rất nhiều các mẹ tin dùng bởi chất lượng sản phẩm tốt, không chứa các chất độc hại, an toàn tuyệt đối cho bé. Núm vú siêu mềm và có hình dạng giống như bầu vú mẹ, giúp bé dễ dàng chuyển đổi bú mẹ sang bú bình.

 Đồng thời, cách sử dụng bình sữa Avent cũng rất đơn giản, bất cứ bà mẹ nào cũng có thể dễ dàng sử dụng. Hoby sẽ hướng dẫn các mẹ cách lắp ráp bình sữa cực đơn giản và chỉ bạn những tips chống rò rỉ bình sữa vô cùng hiệu quả.

1. Những lưu ý khi sử dụng bình sữa Avent

Cách sử dụng bình sữa Avent khá đơn giản. Tuy nhiên, trước đó bạn cần kiểm tra kĩ lại bình sữa xem có vấn đề gì không để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần nắm.

1.1 Vệ sinh và tiệt trùng trước khi sử dụng

Đây chính là điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ mỗi khi chuẩn bị sử dụng bình sữa cho bé bú. Việc rửa bình sữa bằng nước tẩy rửa thôi là không đủ, không thể làm sạch được 100% vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa của bé. 

Sữa mẹ và sữa công thức đều rất dễ sinh ra vi khuẩn, nếu bạn để bình sữa trong không khí mà không tiệt trùng trước khi sử dụng thì rất dễ khiến bé bị đau bụng và hệ miễn dịch của bé dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Vì vậy, việc vệ sinh và tiệt trùng là bước lưu ý quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho bé. Sau khi vệ sinh cọ rửa bình sữa và các bộ phận liên quan bằng nước tẩy rửa chuyên dụng thì bạn có thể sử dụng nước sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để khử khuẩn tuyệt đối.

1.2 Lắp đúng vị trí của núm ty

Bạn cần lưu ý núm ty phải được lắp trùng với điểm đánh dấu trên vành bình sữa để đảm bảo sự chắc chắn không bị bung xúc khi cho bé bú.

1.3 Lắp đúng van giữ sữa AirFree cho bé

Van giữ sữa có tác dụng giữ cho núm vú luôn đầy sữa và hạn chế không khí tràn vào bình giúp bé hạn chế đầy hơi, trào ngược và thải khí. 

Nếu bạn có sử dụng thêm phụ kiện này thì cần đảm bảo rằng van đã được lắp đặt đúng cách.

1.4 Vặn chặt bình sữa

Trước khi cho bé bú bạn cần kiểm tra bình đã được vặn chặt hay chưa? Nếu chưa hãy vặn chặt lại để tránh tình trạng bạn quên vặn hoặc vặn nắp quá lỏng khiến sữa bị đổ ra khi cho bé bú.

 1.5 Kiểm tra núm ty

  • Bạn cần kiểm tra núm ty xem có bị rách hoặc nứt do bé ngậm và day quá mạnh hay không. 
  • Kéo núm vú theo mọi hướng để kiểm tra độ hao mòn. 
  • Nếu núm ty có những dấu hiệu rách, hỏng hoặc yếu thì bạn cần thay núm ty mới.

Ngoài ra, bạn cũng cần thay núm ty theo định kì 3 tháng/ lần để đảm bảo về chất lượng và bảo quản núm vú trong hộp khô, có nắp đậy để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

2. Các bước lắp ráp bình sữa Philips Avent

Các bước lắp ráp trong cách sử dụng bình sữa Avent cũng rất đơn giản. Bạn có thể dễ dàng tháo lắp và lắp ráp chúng, chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:

Bước 1:

Sử dụng kẹp để giữ bình sữa và núm ty khi lắp ráp để hạn chế vi khuẩn từ tay có thể lây sang bình sữa. 

Ngoài ra, núm ty sẽ dễ lắp ráp hơn nếu bạn vặn và xoay tròn vào đúng vị trí trên vành thay vì kéo nó lên theo đường thẳng.

Bước 2:

Đảm bảo rằng bạn kéo núm ty qua cho đến khi vành dưới của núm ty bằng với vòng vít của bình sữa.

Bước 3:

Nếu bạn sữa dụng van giữ sữa AirFree chống đầy hơi thì bạn cần lắp chúng ở vị trí giữa bình sữa và núm vú. Hãy trút ngược bình sữa kiểm tra xem chúng có hoạt động hay không. Đảm bảo van chống đầy hơi hướng lên trên khi cho bé bú và thẳng hàng với mũi của bé.

Bước 4:

Xoa bóp van chống sặc để đảm bảo van mở và hoạt động tốt. Để có thể đạt hiệu quả tối ưu, bạn có thể sử dụng trỏ và ngón cái để véo và xoa bóp kiểm tra thử.

Bước 5:

Đậy nắp vào theo chiều dọc của bình sao cho núm vú nằm thẳng chứ không cong vẹo.

3. Cách tránh rò rỉ bình sữa

Bình sữa Avent có thể bị rò rỉ ở dưới vòng khóa vì nhiều lí do. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số cách để tránh trường hợp này.

3.1 Lắp ráp khi chúng còn ẩm ướt

Nếu núm ty của bạn bị khô, hãy làm ướt đế của núm ty bằng nước đã đun sôi trước khi kéo chúng qua vòng vặn, điều này sẽ giúp vành núm ty dễ dàng trượt vào vị trí bên trong cổ bình và được bịt kín.

3.2 Kiểm tra phần trên cùng của núm ty

Kiểm tra xem phần trên cùng có bị siết quá chặt hay không? Vì điều này có thể khiến núm ty biến dạng hoặc van chống sặc bị kẹt và gây tình trạng rò rỉ.

3.3 Đảm bảo bình sữa được vệ sinh sạch

Bạn cần loại bỏ các mảng bám hoặc vặn có thể đọng lại xung quanh vành của đế chai trước khi lắp ráp.

Link hình: https://ift.tt/2GYW0in

4. Bình sữa Philips Avent không vừa mới máy tiệt trùng?

Nhiều mẹ thắc mắc không biết phải làm sao khi bình sữa không vừa với máy tiệt trùng Philips Avent? Có thể bình sữa của bạn được sản xuất sau này và nó khá hiện đại so với máy tiệt trùng Philips cũ của bạn. Đừng lo, bạn có thể thử nâng cấp máy tiệt trùng bằng cách sau:

Bạn có thể mua khay tiệt trùng mới và các phụ kiện Avent khác của hãng để phù hợp với kích thước của bình sữa mới. Thật đơn giản phải không nào? Vì vậy bạn đừng lo lắng về vấn đề này nhé!

https://ift.tt/3iFXEDt

5.  Cách sử dụng bình sữa Avent khi cho bé bú

Ôm sát bé vào lòng trong tư thế bán thẳng đứng để bạn có thể giao tiếp bằng máy với bé.

Bạn có thể kê một chiếc gối trên đùi để nâng bé lên.

Việc bạn trò chuyện và cười đùa với bé sẽ giúp bé thích bú bình hơn.

Nghiêng bình sữa để cổ bình và núm vú chừa đầy sữa trước khi bạn đặt vào miệng trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh nuốt phải bọt khí và gây đầy hơi ở trẻ.

Bạn có thể xoa nhẹ lưng bé để khuyến khích bé ợ hơi. Tập thói quen ợ hơi trong và sau khi bú cho bé để tránh tình trạng ọc sữa.

Hãy luân phiên đổi tư thế từ bên này sang bên kia khi cho bé bú. Điều này sẽ giúp mắt và cổ của bé phát triển đồng đều hơn. Bạn có thể thay đổi tư thế khi cho bé ợ hơi. Bằng cách thực hiện này bé sẽ ít có khả năng lựa chọn một bên ưa thích hơn.

Bạn cần chọn đúng núm vú. Bạn hãy thử một số núm vú xem loại nào phù hợp với bé của bạn. Bạn có thể chọn núm vú chảy chậm, trung bình hoặc nhanh. Đối với những em bé sơ sinh thì cần sử dụng núm vú mềm và chảy chậm.

Nếu bé của bạn mất nhiều thời gian để bú hoặc bé thường bỏ dở nửa chừng thì có thể xem lại núm có chảy quá chậm hay không để thay núm mới phù hợp hơn. 

Trường hợp sữa bị văng tung tóe thì có thể núm vú của bé chảy sữa quá nhanh khiến bé bú không kịp.

Bạn cũng có thể thử các loại núm vú có dòng chảy thay đổi từ chảy chậm, trung bình hoặc nhanh chỉ bằng một núm vú.

https://ift.tt/3ce0pty

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách sử dụng bình sữa Avent mà các mẹ cần biết, khá là đơn giản phải không nào? Hy vọng những thông tin mà Hoby chia sẻ sẽ giải đáp được thắc mắc cũng như giúp các mẹ giải quyết được vấn đề mà mình đang gặp phải trong quá trình chăm sóc bé. 

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bé phát triển lớn khôn từng ngày nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết tại Hoby. Hãy liên hệ lại với chúng mình nhé


Tác giả:
https://ift.tt/eA8V8J
https://ift.tt/2RBwodD
#hoby #cuahangmebe #domebe

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Liên hệ với Hoby qua các mạng xã hội sau

Các kỹ năng mới ở mental leap 7 – Kết thúc tuần khủng hoảng 46

Cách chọn các loại núm ty Avent phù hợp theo độ tuổi cho bé